Chủ thuyết Đảng_Cần_lao_Nhân_vị

Đảng Cần lao Nhân vị theo dẫn giải của Ngô Đình Nhu đã được đề ra để làm ý thức hệ trung dung giữa tập thể chủ nghĩa của chủ nghĩa xã hộichủ nghĩa cộng sản với cá nhân chủ nghĩa của chủ nghĩa tự dochủ nghĩa tư bản. Căn cứ theo nhận xét của triết gia Joseph Dusserre trong cuốn Les deux fronts thì trong xã hội tư bản chủ nghĩa, con người là mối tiêu thụ cần chiếu cố, còn xã hội cộng sản chủ nghĩa thì coi con người như công cụ sản xuất. Cả hai đều bất cập dựa trên chủ nghĩa triết học duy vật trong khi thuyết Nhân vị cho rằng con người có cả khung thể xác lẫn tâm linh nên phải có vị trí riêng. Ngoài nhu cầu tiêu thụ và khả năng sản xuất, con người có ý hướng thượng cao siêu tự nhiên nên cũng phải trung dung cả vật chất lẫn tâm linh.[4]

Theo chủ nghĩa Nhân vị đó thì mục đích là đạt đến "Tam Nhân", gồm:

  • Tương quan cá nhân và nội tại
  • Cá nhân và cộng đồng
  • Cá nhân và siêu nhiên

Nội tại là đào tạo bề sâu của con người gồm có tự do và trách nhiệm. Cộng đồng là phát triển bề rộng của con người gồm gia đình, xã hội, quốc gia-dân tộc,nhân loại, và thiên nhiên. Siêu nhiên là củng cố bề cao của con người về tín ngưỡng để đạt "Chân, Thiện, Mỹ".

Để đạt rõ mục đích "Tam Nhân" thì cần "Tam Giác" gồm cảnh giác về sức khỏe, cảnh giác về đạo đức và tác phong, và cảnh giác về trí tuệ.

Từ "Tam Giác", phương thức thì là ta dùng "Tam Túc". "Tam Túc" gồm có tự túc về tư tưởngý thức hệ để suy luận tìm chính nghĩa, tự túc về công nghệ-kỹ thuật để khai thác khả năng, và tự túc về tổ chức để phát huy sáng kiến. Có chính nghĩa thì mới thu dụng được khả năng; có khả năng thì mới đóng góp sáng kiến để mà xây dựng và tổ chức.

Phương trình là lấy "Tam Giác" làm nền, "Tam Túc" làm phương tiện hầu thực hiện "Tam Nhân". Vì lấy con người làm gốc nên chủ nghĩa này có tên là "Nhân vị"[5].

Chủ thuyết của Đảng này chi phối nhiều chính sách và các đạo luật ban hành trong thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam. Hệ tư tưởng nhân vị là hệ tư tưởng pha trộn chủ nghĩa duy linh gắn với tôn giáo tín ngưỡng và chủ nghĩa cá nhân trên một số khía cạnh, nhưng tùy theo đường lối cụ thể và pha trộn với lý tưởng khác để phân thuộc cánh tả hay cánh hữu (cực tả đến cực hữu), từng có ảnh hưởng ở Afghanistan (Daud 1973-78, Rabbani 1992-95), Argentina (Péron, 1949-55), Bangladesh (Mujib, 1971-75), Burkina Faso (Lamizana, 1966-80), Cambodia (Sihanouk, 1953-67, Lon Nol, 1967-75), Chile (Pinoche, 1973-89), Cuba (Batista, 1952-59), Dominican (Trujillo, 1930-61, Balague 1966-78), Gabon (Bongo, 1960-), Guatemala (Castillo Armas 1954-58), Haiti (Magloire 1950-56, Duvalier 1957-86), Indonesia (Sukarno, 1949-65, Suharto 1967-98), Malawi (Banda, 1964-94), Nicaragua (Somoza 1936-79), Panama (Torrijos, 1968-81, Noriega 1981-89), Paraguay (Morínigo, 1940-47), Philippines (Marcos, 1972-86), Bồ Đào Nha (1932-74, Salazar/Caetano), Tây Ban Nha (Franco, 1939-79), Sudan (Numeiri, 1969-85), Syria (Asad, 1979-), Uganda (Obote, 1966-71, Amin 1971-79, Museveni, 1986-)...